Gọi miễn phí

Nên mua điện thoại cũ nào? Cách chọn và kiểm tra điện thoại cũ chi tiết nhất bạn cần tham khảo

Có nên mua điện thoại cũ không?

Các lý do chọn điện thoại cũ

Nhìn chung là sẽ có 2 lý do chính để người dùng chọn mua những chiếc điện thoại đã qua sử dụng.

Đầu tiên là sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá bởi vì điện thoại cũ thường có mức giá rẻ hơn khoảng 25-30% so với điện thoại mới. Ngoài ra trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán lẻ hay các tay buôn, bán những chiếc điện thoại “like new” 98-99%, đây là một lựa chọn hấp dẫn hơn cho ai muốn mua đồ cũ bởi vì linh kiện còn nguyên chưa qua sửa chữa, bề ngoài thì không mấy khác biệt so với hàng mới. Không chỉ vậy, các cửa hàng bán lẻ còn có dịch vụ bảo hành để người dùng có thể yên tâm về chất lượng khi sử dụng.

Lý do thứ 2 đó chính là sưu tầm có nghĩa là khi bạn cực kỳ yêu thích một tính năng, kiểu dáng thiết kế nhất định của chiếc điện thoại đó nhưng giờ lại không còn bán nữa hoặc có giá bán quá cao, bạn nên chọn mua những chiếc điện thoại cũ. Bởi vì do những chiếc smartphone “cổ” thường là sẽ không sản xuất nữa nên nếu chịu khó thì bạn có thể tìm thấy chúng tại các cửa hàng bán điện thoại cũ, tiệm cầm đồ…

Những rủi ro nếu chọn điện thoại cũ không đúng cách

Rủi ro về ngoại hình 

Đầu tiên, chắc chắn những chiếc điện thoại cũ sẽ không sở hữu được vẻ ngoài y chang như điện thoại mới được mà sẽ xuất hiện một vài vết trầy xước tùy vào mức độ giữ gìn từ người chủ trước đây, có thể là do bị va chạm hoặc rơi rớt…

Pin bị chai

Thứ hai, bạn cũng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng pin bị chai do được sử dụng lâu. Ngoài ra, tuổi thọ màn hình cũng sẽ bị suy giảm sau một khoảng thời gian sử dụng.

 

điện thoại cũ chai pin

 

Vấn đề cập nhật phần mềm

Điều thứ ba đó chính là những vấn đề về cập nhật phần mềm điện thoại. Những chiếc điện thoại cũ đời quá lâu sẽ không được nhà phát hành cập nhật phần mềm mới, vậy nên điều này có thể dẫn đến một số lỗi trong quá trình sử dụng.

Rủi ro về chất lượng

Chất lượng chính là điều khiến nhiều người lo lắng nhất khi mua điện thoại cũ bởi vì họ nghĩ rằng điện thoại có bị gì nên mới bán lại. Và khi được mua lại từ các cửa hàng bán lẻ thì điện thoại sẽ được tu sửa lại nhìn cho như mới, có thể sẽ được thay thế bằng những linh kiện giá rẻ, không tốt, dẫn đến máy dễ dàng bị hỏng hóc khi sử dụng.

Thời gian bảo hành ngắn

Tránh mua từ những tay buôn bán không rõ lai lịch cũng như nguồn gốc sản phẩm thì sẽ dễ dàng bị lừa mua thiết bị không có bảo hành hoặc đã hết hạn. Để có thể mua được điện thoại cũ có chất lượng tốt, chế độ bảo hành dài hơn thì các bạn nên mua ở những cửa hàng, đại lý có uy tín. Và bạn cũng có thể mang đến sửa chữa bất kỳ lúc nào nếu điện thoại bị hỏng.

Các lưu ý khi mua điện thoại cũ

Khi nào nên mua điện thoại cũ?

Bạn chỉ nên mua điện thoại cũ khi bạn không đủ chi phí mua điện thoại mới hoặc cần tiết kiệm cho mình một khoản tiền. Khi bạn rất thích một mẫu máy cao cấp, hay một tính năng độc nhất nào đó, nhưng máy bạn thích đã không còn bán chính hãng. Khi bạn là người thích trải nghiệm, hay đổi máy mới thường xuyên.

Các loại điện thoại cũ bạn nên biết

Hàng Like New

Điện thoại like new, tạm dịch là “như mới” vậy nên đây là loại điện thoại đã qua sử dụng và có ngoại hình gần như hoàn toàn mới. Thời gian sử dụng thiết bị chỉ tầm vài ngày đến 1 tuần và không hề bị hỏng hóc hay chỉnh sửa, thay thế linh kiện bên trong. Do đó, hàng like new sẽ có giá thấp hơn hàng mới và luôn có bảo hành lâu dài và sửa chữa tại những địa chỉ uy tín.

A: Máy chỉ dùng trong thời gian rất ngắn chỉ 2-3 lần và còn nguyên y như mới. (99%)

B: Máy dùng từ 1 đến 3 tháng, còn mới do người dùng giữ gìn hoặc có một vài vết xước nhỏ khó nhìn thấy. (97%-98%).

C: Máy xài lâu và bị trầy xước khá nhiều (dưới 95%).

 

hàng like new

 

Hàng dựng

Hàng dựng thường sẽ có ngoại hình đẹp như mới, chưa bung, chưa thay phụ kiện. Các phụ kiện bên trong hàng dựng như main, màn hình, camera có thể còn nguyên, chỉ bị thay các linh kiện không quan trọng như vỏ ngoài, loa…

Hoặc sản phẩm hàng dựng chỉ còn main gốc, còn các linh kiện còn lại đã bị thay hết: như màn hình cũ, hư được ép kính lại, camera zin đã bị thay bằng camera lô… Giá bán của hàng dựng thường có giá rất rẻ vậy nên bạn cần phải cân nhắc đừng thấy ham rẻ mà chọn mua phải hàng dựng nhé.

 

Hàng giả (fake)

Đây là loại hàng mà bạn tuyệt đối không nên mua về sử dụng vì hàng fake chính là những chiếc điện thoại được làm giả, làm nhái những thương hiệu lớn: smartphone Samsung, những siêu phẩm của Apple… và được bán với giá rất rẻ lại có những tính năng khác lạ so với máy gốc. Ngoại hình thì rất giống hàng thật, sáng bóng nhưng sau vài ngày sử dụng thì lại bị hỏng hóc gặp vấn đề ngay.

điện thoại cũ hàng giả

Hàng đổi trả bảo hành

Hàng trả bảo hành hiểu đơn giản là những sản phẩm được người dùng mua về và sau đó họ lại mang đến trả nơi bán trong thời gian cực ngắn, không đáng kể. Có 2 trường hợp điển hình đó là:

Thứ nhất là người dùng cảm thấy không hợp với mình và trả lại nguyên vẹn trong thời hạn trả cho phép. Sau đó, nhà sản xuất sẽ làm mới lại toàn bộ những gì liên quan về chiếc smartphone trên, cả hợp đồng và thời hạn bảo hành rồi bán lại.

hàng đổi trả bảo hành

Thứ hai đó chính là smartphone bị dính lỗi phần cứng sơ suất từ nhà sản xuất  như màn hình ám màu, mép kính bị vênh khi lắp ráp. Lúc này, người dùng khi trả sẽ được hoàn lại tiền, còn chiếc máy sẽ được nhà sản xuất thu lại và sửa chữa, xong bán với mức giá rẻ hơn.

Tuy nhiên đối với hàng này thì số tháng bảo hành của sản phẩm sẽ dựa trên trên thời gian bảo hành còn lại từ chiếc máy bị hỏng mà đã được gửi về lại nhà sản xuất. Ngoài ra, khi mua sẽ không có phụ kiện đi kèm, chỉ là một máy không, không có sạc, tai nghe, cáp…

Vậy nên, nếu bạn đang muốn tìm mua một chiếc điện thoại cũ mà đẹp như mới, chưa kích hoạt và giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng mới. Lúc này chúng ta nên mua điện thoại đổi trả bảo hành.

Hàng Refurbished

Gọi tắt là hàng ref, đây có thể là những mặt hàng đã từng trưng bày ở các hội chợ triển lãm thương mại, sau đó được nhà sản xuất mang về đóng lại thùng và xuất khẩu. Nó khá đảm bảo về chất lượng, thường được kiểm tra trước khi xuất đi.

Hàng Ref còn có thể là hàng bị lỗi một chi tiết nhỏ trong quá trình sản xuất và không vượt qua được bài kiểm tra cuối cùng để đóng gói và bán ra thị trường. Và những sản phẩm đó không được tuyển chọn, buộc phải quay về nơi sản xuất phục hồi lỗi sau đó được đóng thùng, gắn mác hàng Refurbished bán ra thị trường với giá cũng rất rẻ.

hàng Refurbished

Hàng pre-owned

Pre-Owned là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của nhà sản xuất nhưng vì một lý do nào đó bị trả lại, có thể là lỗi phần cứng hay đơn giản chỉ là bị cấn xước nhẹ. Sau đó, hãng sẽ kiểm định, khắc phục, tân trang và cho đóng gói lại, khiến chúng trở thành một sản phẩm hoàn hảo gần như nguyên bản để trở về với thị trường và được bán với mức giá gần như là máy mới.

Tất nhiên là sẽ đầy đủ phụ kiện đi kèm, thời hạn bảo hành như máy mới, tuy nhiên, trên hộp sẽ in dòng chữ Pre-Owned để khách hàng dễ nhận biết.

Nên mua iPhone hay điện thoại Android?

Tùy vào nhu cầu cũng như sở thích của bạn mà quyết định nên mua iPhone hay điện thoại Android.

Trước đến nay, Android vẫn luôn nhỉnh hơn iPhone một xíu về khả năng tùy biến, tính cá nhân hóa bởi vì nhà sản xuất Android cho phép người dùng dễ dàng tinh chỉnh bố cục màn hình điện thoại, thêm tiện ích và phím tắt và thậm chí thay đổi toàn bộ giao diện người dùng. Đồng thời Android còn cho phép người dùng cài đặt ứng dụng bên thứ ba bên ngoài Google Play làm ứng dụng mặc định. Vậy nên nếu bạn là một người thích mày mò hoặc muốn có một giao diện độc đáo thì điện thoại Android là nền tảng dành cho bạn.

mua iphone hay android

iPhone nổi tiếng trong việc bảo mật thông tin người dùng và thiết bị, đáng chú ý nhất là công nghệ Touch ID và FaceID trong các thiết bị iPhone mới. Sự giám sát chặt chẽ trên AppStore cùng việc cập nhật nhanh hơn giúp mang lại cho hệ điều hành này một lợi thế rõ ràng so với Android. Bên cạnh đó, Apple luôn đề cao quyền riêng tư của người dùng, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi biết dữ liệu cá nhân của mình không được Apple lưu trữ hoặc đọc lén. Nếu bạn là người cần bảo mật những thông tin cá nhân, công việc quan trọng thì tốt nhất là bạn nên chọn mua iPhone.

Ngoài các yếu tố trên, khi chọn mua iPhone hay điện thoại Android thì bạn cần quan tâm nhiều yếu tố hơn nữa nên mời bạn tham khảo thêm ở bài viết: Android hay iOS, đâu mới là hệ điều hành đáng sử dụng?

Giá máy cũ so với giá máy mới

Thực tế, giá bán của điện thoại cũ sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng máy:

Máy cũ 99%: Đây là phiên bản tốt nhất của điện thoại cũ, máy đẹp như mới, còn nguyên zin chưa qua sửa chữa. Đương nhiên chúng cũng có giá cao nhất trong các loại máy cũ hiện nay và thường có mức giá giảm khoảng 30-50% so với hàng mới.

Máy cũ 98%: Máy cũ 98% có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 200k – 500k so với bản 99%.

Máy cũ qua sửa chữa: Có mức giá thấp nhất trong các dòng máy cũ bởi vì đã được can thiệp sửa chữa như ép kính, thay màn, thay pin, thay camera… Và trong trường hợp sử dụng linh kiện không phải chính hãng thì chức năng của máy có khi sẽ không hoạt động được như ban đầu.

Thông tin người bán

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều tay buôn bán đồ giả, nếu như không có kinh nghiệm trong việc kiểm tra điện thoại cũ thì bạn sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu để người khác lừa đảo. Chính vì thế, trước khi mua từ một địa chỉ bán lẻ hoặc từ một cá nhân, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin của họ thật kỹ.

Bạn nên quan tâm đến các yếu tố như: Địa chỉ cửa hàng có chính xác hay không, cửa hàng có nằm ở mặt tiền của đường lớn hay không, đội ngũ nhân viên có làm việc chuyên nghiệp hay không…

Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến: Website có phải chính chủ hay không, thông tin liên lạc trên website có chính xác hay không, website có được cập nhật thông tin thường xuyên hay không, chính sách vận chuyển và thanh toán khi giao hàng….

Và cuối cùng là bạn cũng nên tìm hiểu thêm qua những phản hồi, đánh giá từ những người mua trước đây xem có phải chính xác hay không.

Các cách kiểm tra điện thoại cũ chuẩn nhất bạn nên xem ngay

Kiểm tra bên ngoài

Khi mua điện thoại cũ, bước đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm tra bên ngoài thiết bị xem coi ốc vít có dấu hiệu mở chưa hay có bị hư hỏng cái nào không. Bước này là để kiểm tra xem máy có còn zin hay không. Bạn nhìn kỹ vào cạnh ốc có còn sắc nét hay không, ốc có bị chờn không. Nếu có những dấu hiệu trên thì không nên mua.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tem chính hãng trên thân máy có còn hay không, xem có bị tem khác dán chồng lên không hay dán đè lên ốc vít để che đi lỗi ở ốc không?

Kiểm tra số IMEI

IMEI là một trong những mã số quan trọng của điện thoại, từ số IMEI bạn có thể kiểm tra được thiết bị của mình có nguồn gốc từ đâu và có phải là hàng chính hãng hay không. Nếu có hộp, bạn nên kiểm tra số IMEI của máy với hộp sản phẩm có trùng hay không. Sau đó bạn nhập mã *#06# để kiểm tra số IMEI.

kiểm tra số imei

Kiểm tra màn hình

Bạn mở bàn phím cuộc gọi và nhấn thử tất cả các số xem có cái nào bị liệt hay đơ ở vị trí nào không. Tương tự với bàn phím chữ, bạn vào ứng dụng tin nhắn và để chế độ tự động xoay màn hình, sau đó nhấn tất cả các phím để kiểm tra độ nhạy của bàn phím. Sau khi kiểm tra hai cách trên mà thấy máy không có xảy ra vấn đề gì thì bạn hẵng mua.

Kiểm tra pin

Bạn thử sạc pin khoảng từ 10 đến 15 phút  để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

kiểm tra pin

Kiểm tra độ rung và phản hồi

Để kiểm tra độ rung của điện thoại cũ, bạn hãy bật chuông điện thoại và lấy một số khác gọi thử vào điện thoại này. Khi điện thoại đổ chuông thì sẽ biết được độ rung như thế nào. Bạn cần phải kiểm tra điều này là vì có một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn.

Kiểm tra chất lượng cuộc gọi

Chức năng quan trọng nhất của điện thoại chính là khả năng nghe gọi. Vậy nên bạn hãy nhớ kiểm tra chất lượng cuộc gọi bằng cách gọi vào một số bất kì và nghe thử xem âm thanh có rõ không, loa có bị rè không.  Đồng thời, cách kiểm tra như vậy cũng giúp bạn biết được chất lượng bắt sóng của thiết bị có tốt không.

Kiểm tra kết nối

Tiếp theo, bạn hãy thử bật Wifi và Bluetooth để kiểm tra tốc độ kết nối vào thiết bị khoảng 30 phút xem coi chất lượng của các kết nối này có ổn định hay không.

 

kết nối mạng của điện thoại cũ

Camera                                                                                                                                                                    Sau khi đã kiểm tra kết nối xong, bạn cũng không được quên kiểm tra tình trạng camera, xem có trầy xước ống kính hay không. Sau đó mở máy ảnh của điện thoại cũ, kiểm tra chất lượng lấy nét của camera trước lẫn cả camera sau, chụp thử ảnh ở trên 2 camera xem có bị mờ không. 

 

camera của điện thoại cũ

Kiểm tra phụ kiện đi kèm máy

Bước tiếp theo là bạn cần kiểm tra những phụ kiện đi kèm theo máy như tai nghe, bộ sạc những chi tiết nhỏ trên máy như loa. Bạn tiến hành gọi điện để kiểm tra loa trong, mở nhạc để kiểm tra chất lượng loa ngoài.

Kiểm tra bảo hành của máy

Cuối cùng, bạn đặc biệt chú ý đến thời gian bảo hành của điện thoại cũ xem có còn lâu không để đảm bảo rằng điện thoại của bạn khi hỏng hóc thì vẫn được hưởng chế độ bảo hành, tránh mất phí.

Chia sẻ nội dung bài viết

Bài viết liên quan